BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY HỌC TIẾNG THÁI, TIẾNG MÔNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020

Thứ tư - 14/10/2020 00:00

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY HỌC TIẾNG THÁI, TIẾNG MÔNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY HỌC TIẾNG THÁI, TIẾNG MÔNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020

BÁO CÁO

Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án dạy học Tiếng Thái, Tiếng Mông cho học sinh phổ thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020

 

          Thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh Điện Biên (Khóa XIV, kỳ họp thứ 3) về việc thông qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

          Thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, ban hành kèm theo QĐ số 895/QĐ-UBND, ngày 8/9/2011;

Thực hiện Công văn số 2026/SGDĐT/GDTH, ngày 24/9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên về việc Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án dạy học Tiếng Thái, Tiếng Mông cho học sinh phổ thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020;

          Thực hiện Công văn số 985/PGDĐT-GDTH, ngày 29/9/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên về Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án dạy học Tiếng Thái, Tiếng Mông cho học sinh phổ thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020;

          Trường Tiểu học &THCS xã Sam Mứn  báo cáo kết quả thực hiện đề án dạy học chương Trình Tiếng Thái của nhà trường như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

          - Địa bàn nhà trường đóng chân trên 85% dân số là dân tộc Thái sinh sống lâu đời, có nhiều có phong tục tập quán truyền thống văn hóa được bảo tồn lưu truyền trong nhân dân.

          - Học sinh nhà trường cũng gần 90% học sinh dân tộc thái đã có nền tảng về ngôn ngữ nói, được hưởng nền văn hóa truyền thống của dân tộc từ ông bà, bố mẹ. Nội dung chương trình gắn với nét văn hóa truyền thống của học sinh.

2. Khó khăn:

          - Tài liệu sách giáo khoa không đủ cho HS, sách tham khảo không có.

          - Không có vở bài tập thực hành cho HS.

          - Chữ viết chữ Thái so với các dân tộc khác là khó, cách đọc cũng khó đọc hơn. Chữ viết còn rất ít người cao tuổi trên địa bàn lưu giữ được, gần như bị mai một.

          - Trong chương trình học các em phải học nhiều chữ viết, học nhiều ,môn ngôn ngữ như Tiếng Anh, chữ Thái, Tiếng Việt ảnh hưởng đến việc tiếp thu của các em, chất lượng chung của môn Chỡ thái.

II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY TIẾNG THÁI.

    1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền Đề án

          Trong cộng đồng 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ngôn ngữ dân tộc Thái có ảnh hưởng rất lớn, bởi tỷ lệ cơ cấu dân số của dân tộc này chiếm đa số và có nền văn hóa bản địa lâu đời nhất.

          Trên địa bàn xã Sam Mứn dân tộc thái chiếm trên 85% tổng số dân, đặc biệt khu vực nhà trường đóng chân thì dân tộc thái chiếm gần 90%.

Trường Tiểu học &THCS xã Sam Mứn  được chọn triển khai Đề án dạy học Tiếng Thái, cho học sinh phổ thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020.

Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp như: Nghị đinh số 82/2010/NĐ - CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ về việc quy định dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, ban hành kèm theo QĐ số 895/QĐ-UBND, ngày 8/9/2011; Hàng năm có các văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD, Phòng GD nhà trường đều nghiên cứu, triển khai thực hiện và thông báo công khai tuyên truyền tới phụ huynh học sinh….

Nghiên cứu kĩ phân phối chương trình môn học triển khai đảm bảo đạt được mục tiêu, kĩ năng chương trình đề ra.

          Phối hợp với lãnh đạo địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ dạy tiếng Thái, cho học sinh tại địa phương, tuyên truyền chương trình dạy học chữ Thái tới nhân dân địa phương để hỗ trợ cùng nhà trường giáo dục con cái, giới thiệu nét văn hóa truyền thống của dân tộc để phối hợp thực hiện hiệu quả    Đề án nhằm bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái trên địa bàn.

2. Tình hình đội ngũ

          - Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường 01 giáo viên

         - Giáo viên được cử đi đào tạo học chữ viết 01 năm.

3. Triển khai dạy tiếng Thái tại Trường TH số 1 Sam Mứn giai đoạn 2016-2020

         a) Quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng Thái  khối 3,4,5

TT

Năm học

Số lớp

Tổng số học sinh tiểu học

Số học sinh học tiếng Thái

Ghi chú

1

2016 - 2017

9

175

94

 

2

2017 - 2018

9

197

99

 

3

2018 - 2019

8

194

91

 

4

2019 - 2020

9

204

94

 

5

2020-2021

10

214

101

 

         

BIỂU TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG THÁI

STT

Năm học

TS HS toàn trường

TS HS học T.Thái

Chất lượng HS học Tiếng Thái

Ghi chú

HHT

HT

CHT

 

SL

TL

SL

TL

SL

TL

 

1

2016-2017

175

94

36

38,3

58

71,7

0

0

 

2

2017-2018

197

99

34

34,3

65

65,7

0

0

 

3

2018-2019

194

91

35

38,5

56

61,5

0

0

 

4

2019-2020

204

94

28

29,8

66

70,2

0

0

 

b) Thực hiện Chương trình, sách giáo khoa, tài liệu học tập, thiết bị dạy học

          * Thực hiện Chương trình

          Ở bậc tiểu học, dạy cho học sinh biết đọc, biết viết tương đối thành thạo và vững chắc chữ viết tiếng Thái nhằm giúp các em có cơ sở ban đầu để tự học, tự nâng cao trình độ về tiếng nói, chữ viết sau này.

          Môn chữ Thái nhà trường triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu và thực hiện theo phân phối chương trình, học sinh được kiểm tra đánh giá, ghi kết quả học tập vào học bạ như các môn học khác. (từ năm học 2017-2018 về trước thực hiện 4 tiết/ tuần; từ năm học 2018-2019 trở về đây thực hiện dạy 2 tiết/ tuần

          Tiếng Thái sử dụng chương trình và tài liệu thí điểm biên soạn giai đoạn 2001-2005

          Dạy tiếng Thái được giảng dạy như một môn học, bình đẳng với các môn học khác trong nhà trường nhằm mục đích giúp người học tiếp thu nhanh, thuận lợi các kiến thức được truyền đạt bằng tiếng Thái và tiếng phổ thông, góp phần bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết và vốn văn hoá truyền thống của dân tộc Thái.

          * Sách giáo khoa

          Sách giáo khoa thiết kế 3 tập ở bậc Tiểu học, nhà trường thực hiện dạy khối 3 học tập 1, khối 4 học tập 2, khối 5 học tập 3.

          Nhà trường có sách giáo khoa cho học sinh học

          * Tài liệu học tập, thiết bị dạy học

          Nhà trường thực hiện sưu tầm các tài liệu về văn hóa dân tộc Thái, video, các tranh ảnh, tư liệu để sử dụng trong giảng dạy và tuyên truyền tới học sinh.

          Đồ dùng dạy học môn chữ Thái được trang cấp bộ thẻ chữ cái để học sinh cài chữ thao tác ghép tiếng, từ trong giờ học, trò chơi.

          Giáo viên đã tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, thiết kế bài giảng PowerPoint xây dựng thành kho tư liệu giảng dạy.

          Hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã biên soạn, thẩm định và đăng tải được hơn 40 bài giảng điện tử tiếng Thái, 10 bài giảng điện tử tiếng Mông trên trang Website của ngành Giáo dục và Đào tạo tại các địa chỉ: dienbien.edu.vn/bai-giang-elearning/Bai-giang-tieng-Thai và dienbien.edu.vn/bai-giang-elearning/Bai-giang-tieng-Mong, đó cũng là nguồn tư liệu giúp giáo viên, người học có thể tải về nghiên, tự học rất hứu ích

c). Hiệu quả của học tiếng Thái

          Hiện nay, ngày càng nhiều học sinh dân tộc Thái không nghe, nói và viết được tiếng nói, chữ viết, không biết đến bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nên việc triển khai dạy học tiếng Thái trong trường học còn đem lại nhiều ý nghĩa về giáo dục vùng dân tộc đó là: giáo dục giá trị văn hóa tinh túy nhất, quý giá nhất của dân tộc đối với học sinh.

          Dạy học tiếng Thái của nhà trường bước đầu đem lại hiệu quả học sinh nhận biết được mặt chữ, viết được câu, đoạn văn, đọc được đoạn văn bản, kết hợp với việc các em là người tại địa phương, vào các ngày lễ, các hoạt động văn hóa tín ngưỡng như: cưới xin, cúng sên, lúa mới ..là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, các em được tham gia, được tìm hiểu qua ông bà, cha mẹ các em càng hiểu hơn về truyền thống văn hóa góp phần bảo tồn phát huy cho thế hệ sau.

d) Nâng cao năng lực đội ngũ, thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên dạy tiếng Thái

         d.1) Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên

                 Bản thân giáo viên trực tiếp dạy bộ môn chữ thái luôn cố gắng tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân, nâng cao chất lượng giảng dạy, soạn, nghiên cứu bài đầy đủ trước khi lên lớp  bài.  

                 Phòng GD&ĐT đã quan tâm hàng năm mở các chuyên đề cấp huyện, cấp cụm cho bộ môn chữ Thái tạo môi trường học hỏi, giao lưu kinh nghiệm cho giáo viên bộ môn.

                  Nhà trường có điều kiện thuận lợi về chuyên môn, đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là người dân tộc thái nghe, nói thành thạo, hiểu được ngôn ngữ diễn đạt, nội dung, ý nghĩa bài giảng, năm chắc về phương pháp, hình thưc tổ chức dạy học nên việc dự giờ tư vấn cho giáo viên khá thuận lợi.

d.2) Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên dạy tiếng Thái

Nhà trường thực chi trả đầy đủ chế độ chính sách cho giáo viên dạy chữ Thái, ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

e) Tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, học liệu cho các trường dạy tiếng Thái, tiếng Mông.

         Nhà trường được cấp sách giáo khoa chọ học sinh, bộ đồ dùng thẻ chữ

3. Về giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể  

a) Tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa trong các môn học

Dân tộc Thái có nhiều truyền thống văn hóa phong phú như: tục cưới xin, tang ma, tục thờ cúng tổ tiên, tục sinh đẻ, lên nhà mới, cúng mo khoăn khoài, lễ xên phắn bẻ, lễ kin pang then, lễ kin pang, lễ mừng cơm mới, văn hóa ẩm thực…

      Huyện Điện Biên đã bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc Thái, mở lớp truyền dạy Nghệ thuật Xòe Thái. Nhà trường cũng đã đưa vào hoạt động giáo dục trong trường, tổ chức vào các ngày lễ, hội

          Đa dạng hoá các hình thức dạy học tiếng dân tộc học ở trường, học ở gia đình, ở các lớp học

b) Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định

      Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh như đi thăm làng nghề truyền thống mây, tre đan của xã Sam Mứn. Mời phụ huynh đến trường tổ chức Ngày Hội ẩm thực dân tộc Thái. Múa xòe, múa sạp kết hợp với dân ca Thái….

c) Tiếp tục duy trì và thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tổ chức bảo vệ, chăm sóc di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn

      Nhà trường làm tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, học sinh nhà trường ngày càng năng động, sáng tạo trong các ngày Hội của nhà trường học sinh đã biết tự tập luyện, phân công nhiệm vụ các bạn những nội dung cần chuẩn bị…, Hội đồng tự quản làm việc tích cực. ..

      Luôn duy trì hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân dịp tết Nguyên đán hàng năm các em làm kế hoạch nhỏ góp tiền mua phần quà tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, trên địa bàn nhà trường đóng chân hiện có 9 gia đình.

      Tổ chức các hoạt động tập thể khác: Nhà trường tổ chức các hoạt động; cổ động, tuyên truyền, giao lưu Tiếng Việt, giao lưu thể thao giữa các lớp. Thi các trò chơi dân gian…

          III. PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DẠY HỌC TỰ CHỌN TIẾNG DÂN TỘC THEO QUY ĐỊNH TẠI TT32/2018/TT-BGDĐT, VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018.

1. Mục tiêu

          - Nâng cao ý thức về việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

          - Giới thiệu di sản văn hóa tiêu biểu các dân tộc cho học sinh thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể… góp phần gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2. Kế hoạch triển khai giai đoạn 2021-2025

          -  Năm học  2021-2022 triển khai thực hiện dạy đối với các lớp 3,4,5.

          -  Năm học  2022-2023 triển khai thực hiện dạy đối với các lớp 4,5.

          -  Năm học  2023-2024 triển khai thực hiện dạy đối với các lớp 5.

         - Giải pháp: Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục chữ Thái thực hiện Đề án, thời lượng 2 tiết/ tuần.

        - Từ năm 2025 trở đi Thực hiện chương trình GDPT 2018 phụ huynh học sinh lựa chọn môn học Tự chọn Ngoại ngữ 1.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Đề án

 Nhà trường đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, sự hỗ trợ về sách giáo khoa, tài liệu học tập và đội ngũ thầy, cô giáo đảm nhận việc truyền dạy môn học tiếng dân tộc đã được tập huấn đầy đủ nên khi thực hiện đề án cũng thuận lợi hơn.

          Việc triển khai thực hiện Đề án đem lại lợi ích thật sự trong việc góp phần vào bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc; nâng cao nhận thức của người dân, cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị về vai trò và ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc mình.

2. Tồn tại, hạn chế

          Chất lượng chưa cao ở khối 4,5 vì từ 4 tiết/ tuần như trước nay rút lại còn 2 tiết/ tuần mà khối 4,5 nhiều nội dung (đọc, đọc hiểu, viết chính tả, viết tập làm văn)

          Nhiều học sinh không thật sự dành thời gian môn học này nữa mà dành thời gian nhiều hơn cho môn học Tiếng Việt, tiếng Anh, tâm lý phụ huynh hiện nay cũng hướng con vào Tiếng Anh nhiều.

          Sách giáo khoa sử dụng qua nhiều năm đã cũ, được cấp một lần từ năm 2014, nên nhiều sách bị hư hỏng, thiếu cho học sinh học.

          Nhân dân đa số không biết chữ viết, chỉ có rất ít người cao tuổi biết.

          Không có vở bài tập, vở tập viết  cho học thực hành, không có tài tài liệu tham khảo.

        Trang cấp thêm sách giáo khoa , vở bài tập, vở tập viết , tài liệu dạy học.

          Tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn học

 

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

Khoàng Thị Vươn

 

 

THAM LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Thái trong trường tiểu học.

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc tăng cường dạy và học tiếng dân tộc thiểu số (TDT) trong trường học. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước, Hiến pháp 1946 đã quy định việc học TDT là một quyền của người dân tộc thiểu số (DTTS): “Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình” (Điều thứ 15). Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật quy định cụ thể và chi tiết về việc dạy và học TDT. Nhờ vậy, một số DTTS có tiếng nói, chữ viết đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông, mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các DTTS.

Thực hiện Nghị quyết số 24 của HĐND tỉnh Điện Biên rát quan tâm và phê duyệt đề án số 24 “Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS)”, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên; Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên luôn quan tâm chỉ đạo, cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền các văn bản liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành; qua đó nâng cao ý thức về việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh hướng đến để thực hiện Nghị quyết số 24 là triển khai có hiệu quả Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS); đồng thời tăng cường công tác giáo dục, giới thiệu di sản văn hóa tiêu biểu các dân tộc cho học sinh thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể…

Trường Tiểu học&THCS xã Sam Mứn đóng chân trên dịa bàn xã Sam Mứn với đặc điểm dân số gần 90% là dân tộc thái sinh sống, có rất nhiều nét truyền thống văn hóa của dân tộc vẫn được bảo tồn và lưu truyền trong nhân dân trên địa bàn,  trường được lựa chọn thực hiện đề án dạy tiếng Thái cho HS thực hiện từ năm học 2010-2011 đến nay, BGH nhà trường luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, căn cứ vào thực tế nhà trường để có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Chữ Thái trong nhà trường.

Thực hiện Công văn số 2026/SGDĐT-GDTH về việc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS giai đoạn 2011-2020, Trường TH&THCS xã Sam Mứn báo cáo tham luận “Đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Thái trong trường tiểu học”.

1. Thuận lợi

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, phòng GD&ĐT huyện Điện Biên, sự quan tâm của các lãnh đạo địa phương, phụ huynh HS nhà trường trong quá trình triển khai thực hiện đề án.

Sở GD&ĐT tập chung GV dạy Chữ Thái bồi dưỡng thiết kế bài giảng elerning, trình chiếu PowerPoint làm kho tư liệu dạy học môn Chữ Thái.

Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên đã mở các chuyên đề thảo luận về phương pháp dạy học môn chữ Thái.

2. Khó khăn

HS dân tộc thái của nhà trường có tiếng nói nhưng không biết về chữ viết nên khi đưa vào dạy trong nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, mà đặc điểm chữ viết của Dân tộc Thái rất khó viết, cách đánh vần đọc cũng khó hơn các dân tộc thiểu số khác.

Giáo viên dạy Tiếng Thái của nhà trường mới chỉ được đào tạo cơ bản trong thời gian ngắn 12 tháng trong khuôn khổ biết viết và đọc được chữ thái, tham nhập sách giáo khoa môn học,còn phương pháp dạy vận dụng phương pháp sư phạm dạy học Tiếng Việt sang . Vì vậy hầu hết giáo viên dạy TDT chưa đạt chuẩn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Thiếu thốn các tài liệu công cụ về TDT (từ điển, sách ngữ pháp,...)

          Nhiều học sinh không thật sự dành thời gian môn học này nữa mà dành thời gian nhiều hơn cho môn học Tiếng Việt, tiếng Anh, tâm lý phụ huynh hiện nay cũng hướng con vào Tiếng Anh nhiều.

          Sách giáo khoa sử dụng qua nhiều năm đã cũ, được cấp một lần từ năm 2014, nên nhiều sách bị hư hỏng, thiếu cho học sinh học.

          Nhân dân đa số không biết chữ viết, chỉ có rất ít người cao tuổi biết.

          Không có vở bài tập, vở tập viết  cho học thực hành, không có tài tài liệu tham khảo.

3. Giải pháp

     Để nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Thái nghiên cứu vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Việt vào dạy môn Tiếng Thái.

Vận dụng phương pháp dạy học song ngữ.

Bên cạnh đó các giáo viên đã tích cực sưu tầm, sử dụng tranh ảnh, ứng dụng linh hoạt công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng dân tộc Thái, thiết kê kho bài giảng trình chiếu. 

Một số phương pháp đã được giáo viên vận dụng như cho học sinh thực hành giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, đóng vai, phân tích ngôn ngữ, so sánh ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, thảo luận, trò chơi học tập giúp cho các em phát triển đồng thời các kỹ năng ngôn ngữ. 

Tổ chức nhiều trò chơi học tập tập trung vào việc thực hành kĩ năng viết, để củng cố chữ viết cho HS nhiều hơn vì khó khăn nhất của HS là chữ viết.

Chú trọng nhiều đến kỹ năng đọc, viết cho HS nhiều hơn kỹ năng nói (vì kỹ năng nói là cái có sắn thành thạo với HS, HS chủ yếu gặp khó khăn về đọc, chữ viết) qua đó hình thành các tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp chữ Thái. 

          Học sinh vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn giao tiếp. Trao đổi với phụ huynh học sinh những gia đình nào có thế hệ ông bà còn lưu truyền được chữ viết hướng dẫn thêm cho HS, cụ thể tại địa phương xã Sam Mứn có cụ: Cà Văn Sương là người biết đọc, viết chữ Thái cổ, đã từng tham gia góp ý, biên soạn sách Chữ thái cùng Sở GD&ĐT tỉnh nhà, trực tiếp được mời giảng dạy tại trường từ những năm đầu tiên đưa chương trình dạy họcTiếng dân tộc vào giảng dạy, nhà trường thường xuyên mời Thầy về dự giờ, trao đổi về phương pháp giảng dạy chữ thái của trường.

         Giáo viên thiết kế chuỗi các hoạt động (Từ nhận biết âm, dấu thanh, ghép vần, ghép tiếng, đọc, viết……để học sinh có thể thực hiện thuận lợi tự tích lũy, hình thành kỹ năng cần đạt. Thiết kế bài giảng trình chiếu để lôi cuốn thu hút sự tập chung của HS vào bài học, hào hứng với môn học.

          Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Buổi nói chuyện giao lưu với các già làng, thế hệ các cụ ông, cụ bà còn lưu truyền được nét truyền thống văn hóa, chữ viết của dân tộc Thái.

          Tiếng nói, chữ viết là một trong những đặc trưng văn hóa vô cùng quan trọng của mỗi dân tộc. Việc đưa môn học tiếng, chữ dân tộc Thái trong trường học sẽ góp phần bảo tổn, phát huy, phát triển văn hóa của dân tộc Thái nên bà con rất ủng hộ. 

          4. Kết quả 

Quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng Thái  khối 3,4,5

TT

Năm học

Số lớp

Tổng số học sinh tiểu học

Số học sinh học tiếng Thái

Ghi chú

1

2016 - 2017

9

175

94

 

2

2017 - 2018

9

197

99

 

3

2018 - 2019

8

194

91

 

4

2019 - 2020

9

204

94

 

5

2020-2021

10

214

101

 

          

BIỂU TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG THÁI

STT

Năm học

TS HS toàn trường

TS HS học T.Thái

Chất lượng HS học Tiếng Thái

Ghi chú

HHT

HT

CHT

 

SL

TL

SL

TL

SL

TL

 

1

2016-2017

175

94

36

38,3

58

71,7

0

0

 

2

2017-2018

197

99

34

34,3

65

65,7

0

0

 

3

2018-2019

194

91

35

38,5

56

61,5

0

0

 

4

2019-2020

204

94

28

29,8

66

70,2

0

0

 

           Dạy học tiếng Thái của nhà trường bước đầu đem lại hiệu quả học sinh nhận biết được mặt chữ, viết được câu, đoạn văn, đọc được đoạn văn bản, kết hợp với việc các em là người tại địa phương, vào các ngày lễ, các hoạt động văn hóa tín ngưỡng như: cưới xin, cúng sên, lúa mới ..là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, các em được tham gia, được tìm hiểu qua ông bà, cha mẹ các em càng hiểu hơn về truyền thống văn hóa góp phần bảo tồn phát huy cho thế hệ sau.

Việc triển khai thực hiện Đề án đem lại lợi ích thật sự trong việc góp phần vào bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc; nâng cao nhận thức của người dân, cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị tại địa phương về vai trò và ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc mình.

                                                                           Thực hiện: Trường TH&THCS Sam Mứn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập363
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm356
  • Hôm nay80
  • Tháng hiện tại554
  • Tổng lượt truy cập141,062
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi